Sẽ ra sao nếu Intel bị lệnh cấm bán vi xử lý “Core” tại thị trường Trung Quốc, nên có vẻ như vẫn có thể xảy ra vụ kiện vẫn sẽ chưa kết thúc mà vẫn còn tiếp tục trong thời gian tới.
FinFET là công nghệ nền tảng cho vi xử lý Intel kể từ năm 2011, gần như là thành phần quan trọng trong hầu hết các vi xử lý được hãng bán ra. Tuy nhiên, Intel đã dính vào một vụ kiện vi phạm bằng sáng chế tại Trung Quốc bắt đầu từ năm 2018 với một phòng thí nghiệm R&D do chính phủ Trung Quốc tài trợ. Phòng thí nghiệm này khẳng định Intel đã vi phạm bằng sáng chế FinFET của mình. Đáp lại điều đó, Intel phản ứng bằng cách yêu cầu đưa ra tính hợp hợp lệ của bằng sáng chế nhưng tính đến nay “đội xanh” đã thua đến lần thứ 6 trước Hội đồng tái thẩm định bằng sáng chế Trung Quốc, điều này đánh dấu một bước lùi lớn đối với Intel vì họ đang muốn tránh lệnh cấm bán dòng sản phẩm vi xử lý “Core” tại thị trường Trung Quốc.
Viện Vi điện tử thuộc Viện Khoa học Trung Quốc (IMECAS) đã đệ đơn kiện Intel lên Tòa án cấp cao Bắc Kinh vào năm 2018, yêu cầu bồi thường thiệt hại 200 triệu nhân dân tệ (khoảng 31 triệu USD) cộng với chi phí kiện tụng. Quan trọng hơn hết, vụ kiện này cũng có đề cập đến việc ra lệnh cấm bán dòng chip “Core” của nhà Intel cho đến khi hai bên có thể đi đến thỏa thuận cuối cùng.
Intel đã bắt đầu sử dụng thiết kế FinFET với sự ra mắt của bộ vi xử lý Ivy Bridge 22nm thế hệ thứ ba vào năm 2011 và tiếp tục sử dụng công nghệ này trong các sản phẩm mới nhất của mình. Tranh chấp xoay quanh bằng sáng chế 457 (CN 102956457), còn được gọi là "bằng sáng chế FinFET." IMECAS cũng đã kiện Dell Trung Quốc và Công ty Công nghệ Thông tin Thế kỷ JingDong (JD) vì vi phạm bằng sáng chế '457, nhưng những công ty này đã yêu cầu Intel bồi thường.
Intel đã 3 lần kháng cáo thành công liên quan đến xác thực của bằng sáng chế. Tuy nhiên, vẫn có 11 trong số các tuyên bố vẫn có hiệu lực thi hành. Điều đó có nghĩa là, cho đến khi nào Intel có được thêm một lần kháng cáo thành công khác thì vụ kiện sẽ được tiến hành tiếp tục.
IMECAS cũng đã mở rộng nỗ lực của mình bằng cách kiện Intel trong hai hành động vi phạm bằng sáng chế khác liên quan đến việc bán và sản xuất bộ vi xử lý Core i3 (CN 102386226 - '226 Patent), lần này liên quan đến công nghệ MOSFET. Những hành động này cũng yêu cầu các lệnh và bồi hoàn chi phí kiện tụng, nhưng khác ở chỗ IMECAS có quyền yêu cầu bồi thường thêm một số tiền thiệt hại chưa biết cụ thể con số.
Tất nhiên là Intel sẽ cố gắng sử dụng hết những gì có thể dểd chống lại vụ kiện này, nhưng lợi thế đang nghiên về IMECAS khi đang kiện tụng trên chính “sân nhà” của mình theo đúng nghĩa đen. Ngoài ra, theo ICsmart, với hơn 5.000 bằng sáng chế được nộp ở Trung Quốc và 500 được nộp ở nước ngoài, cùng với 1.505 bằng sáng chế về công nghệ vi mạch, chưa kể IMECAS đã có nhiều kinh nghiệm về luật bằng sáng chế và cũng là một đương sự dày dạn kinh nghiệm trong các trường hợp này.
Tất nhiên, Intel cũng không phải là đối thủ tầm thường, bởi hãng cũng rất quen thuộc với các vụ kiện tụng rồi. Nên việc vụ kiện này có lẽ sẽ chưa kết thúc ngay mà sẽ kéo dài thêm một thời gian nữa. Tuy nhiên, có vẻ như Intel đang không còn lựa chọn để kháng cáo tính xác thực của bằng sáng chế, vì vậy trường hợp này có thể được đưa vào phòng xử án hoặc xem xét giải quyết trong những tháng tới. Bộ phận pháp lý của Intel chắc chắn đang bận rộn: Công ty cũng đang ở giữa một loạt vụ kiện kéo dài từ VLSI, vốn đã khiến công ty bị phạt 2,18 tỷ đô la cho một vụ nhưng lại thắng trong vụ khác. Intel vẫn đang tiến hành các vụ kiện khác với VLSI. Theo Intel, những vụ kiện này có thể tiêu tốn 11 tỷ USD nếu thua trong các cuộc chiến pháp lý với VLSI ở tất cả các bang. Ngoài ra còn có các vụ kiện khác liên quan đến các lỗ hổng Meltdown và Spectre nữa.
BIÊN TẬP VIÊN - DIỄM TRANG
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.