ỨNG DỤNG PC HEALTH CHECK PC WINDOWS 11 ĐÃ TRỞ LẠI VÀ LỢI HẠI HƠN XƯA

Microsoft đã cập nhật và phát hành lại công cụ PC Health Check trước khi Windows 11 ra mắt khoảng 2 tuần giúp bạn kiểm tra độ tương thích của máy tính với Windows 11 mới.

Microsoft đã cập nhật và phát hành lại công cụ PC Health Check trước khi Windows 11 ra mắt khoảng 2 tuần giúp bạn kiểm tra độ tương thích của máy tính với Windows 11 mới.


Ứng dụng PC Health Check được Microsoft phát hành lại với mục đích giúp người dùng kiểm tra và xác định xem hệ thống máy tính của họ có đáp ứng các yêu cầu để cài đặt Windows 11 hay không, nhưng điều khiến người dùng có cái nhìn không tốt về công cụ này chính là “nó phán máy người ta không tương thích dù phần cứng máy tính đều thuộc đời mới nhất”. Và sau một thời gian im lặng, nay công cụ này đã trở lại, hứa hẹn sẽ lợi hại hơn xưa, nó đã được Microsoft cập nhật lại và cho phép tải xuống từ landing page của Windows 11.

 

 

Cách sử dụng ứng dụng này khá đơn giản, nó sẽ nhanh chóng kiểm tra các PC để xem chúng có đáp ứng các yêu cầu hệ thống tối thiểu để chạy Windows 11 hay không. Các ứng dụng này bao gồm 1 vi  xử lý tương thích tối thiểu 2 nhân và có xung nhịp 1GHz trở lên, dung lượng lưu trữ khả dụng từ 64GB trở lên, ít nhất 4GB RAM và hỗ trợ công nghệ Secure Boot và Trusted Module Platform (TPM) 2.0.

 

Tuy nhiên, bấy nhiêu là chưa đủ bởi nó còn có yêu cầu khác ngoài sở hữu CPU tối thiểu 2 nhân, xung nhịp 1GHz trở lên thì nó còn phải nằm trong danh sách CPU được hỗ trợ của Microsoft nữa. 

 

Đối với Intel, điều đó bao gồm các chip Thế hệ thứ 8 trở về sau, và một số bộ xử lý Thế hệ thứ 7 được xếp ngoại lệ trong danh sách.. Và đối với AMD, chip Ryzen thế hệ thứ hai trở lên (bao gồm cả Ryzen Threadripper), cũng như một loạt các bộ xử lý Athlon và Epyc. Nếu nghi ngờ, hãy kiểm tra danh sách đầy đủ riêng biệt của các CPU Intel được hỗ trợ và danh sách đầy đủ các CPU AMD được hỗ trợ trên trang chủ của Microsoft.

 

Đối với công nghệ TPM 2.0, đây được xem là vấn đề mà PC Health Check chưa thể giải quyết tốt, dẫn đến có nhiều PC không đạt yêu cầu kiểm tra độ tương thích. Và phía Microsoft phải tạm rút lại công cụ này sau khi phát hành vào tháng 6 vừa qua.

 

Trong phiên bản gốc của ứng dụng, nếu TPM 2.0 không được bật trong BIOS, hệ thống sẽ không kiểm tra được với thông báo rằng “This processor isn’t supported for Windows 11. While this PC doesn’t meet the system requirements to run Windows 11, you’ll keep getting Windows 10 updates”. Thường TPM ban đầu không được kích hoạt BIOS (các nhà sản xuất bo mạch thường không bật mặc định công nghệ này với người dùng bình thường) nên dẫn đến thông báo thất bại dù chẳng hiểu lý do tại sao dù phần cứng rất hiện đại.

 

Sau khi được cập nhật thì,khi mà còn yêu cầu TPM 2.0 ứng dụng sẽ thông báo “TPM 2.0 must be supported and enabled” để vượt qua vòng kiểm tra. Đồng thời cũng sẽ cập nhật liên kết đến trang blog của Microsoft để giải thích và hướng dẫn người dùng kích hoạt TPM 2.0.

 

 

Nếu bạn có hứng thú với ứng dụng này, bạn có thể truy cập vào trang chủ của Microsoft và cuộn đến phần cuối cùng, nằm trên phía trên chú thích để tải ứng dụng PC Health Check này về sử dụng nha.

 

BIÊN TẬP VIÊN - DIỄM TRANG
 

Bài viết liên quan:

MSI ra mắt dòng máy tính xách tay mới trang bị NVIDIA GeForce RTX 50 Series tại CES 2025

MSI ra mắt dòng máy tính xách tay mới trang bị NVIDIA GeForce RTX 50 Series tại CES 2025 Trải nghiệm sức mạnh đỉnh cao của NVIDIA GeForce RTX 50 Series trên 5 dòng laptop MSI mới nhất với hơn 30 model khác nhau. - MSI là một trong những thương hiệu laptop cao cấp hàng đầu thế giới, nổi danh với thiết kế mang tính thẩm mỹ và sang trọng, hiệu năng đỉnh cao cùng các công nghệ hiện đại. Mới đây, hãng đã chính thức giới thiệu dải sản phẩm laptop mới được trang bị GPU NVIDIA® GeForce RTX™ 50...

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
0 facebook youtube tik-tok
Danh mục So sánh 0 Hỗ trợ Cam kết Hệ thống Cửa hàng